Bộ thiết bị Auto Timelapse vận hành ra sao? Nguồn nuôi điện và quá trình lắp đặt máy time lapse?

Trong những năm gần đây, cuộc cách mạng 4.0 khiến cả thế giới như chuyển sang bước ngoặt hoàn toàn mới. Internet len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, nó xuất hiện trong mọi hoạt động từ những hoạt động nhỏ nhặt hàng ngày cho đến những công trình dự án to lớn. Trong lĩnh vực xây dựng, công nghệ góp phần tăng hiệu suất lao động, việc quản lý tiến độ trở nên dễ dàng, tiện lợi và minh bạch hơn. Một trong những công nghệ được áp dụng phổ biến cho hoạt động theo dõi tiến độ công trình xây dựng là kỹ thuật quay chụp time lapse. 

Trong bài viết này, Auto Timelapse xin được chia sẻ tới bạn đọc những thông tin cơ bản về nguyên lý vận hành, quá trình chuẩn bị và lắp đặt thiết bị cũng như những lưu ý khi sử dụng bộ thiết bị Auto Timelapse. Cùng Auto Timelapse tìm hiểu ngay nhé!

Bộ thiết bị Auto Timelapse ứng dụng trong theo dõi tiến độ thi công như thế nào?

Nguyên lý vận hành

Công nghệ quay chụp của Auto Timelapse được các tổng thầu, chủ đầu tư ưa chuộng sở dĩ bởi tính thông minh, tạo sự thuận tiện tối đa cho người dùng. 

Khi một bộ thiết bị được lắp đặt ổn định tại một công trình hoặc một hạng mục nào đó của công trình, các bức ảnh hiện trạng (real time) sẽ liên tục được chụp lại, thời gian chụp giữa các bức ảnh cách đều nhau. Khoảng thời gian chụp giữa hai bức ảnh time lapse sẽ được cài đặt tùy theo tính chất thi công. Các chế độ chụp tùy chọn có thể là: chụp nhanh (10 giây, 20 giây, 30 giây,…), 1 phút, 5 phút, 10 phút, 30 phút, 1 tiếng,…

time lapse
Bức ảnh time lapse chụp nhanh tại một dự án điện gió tại Quảng Trị

Các bức ảnh hiện trạng công trình sau khi chụp xong sẽ được chuyển ngay lập tức lên hệ thống theo dõi tiến độ time lapse trực tuyến (autotimelapse.com). Hệ thống này có thể truy cập trên web hoặc ứng dụng trên các thiết bị di động: smartphone, ipad,… một cách dễ dàng miễn là có kết nối internet. Việc tích hợp trên hệ thống theo dõi real time (theo thời gian thực) giúp chủ đầu tư, tổng thầu dễ dàng nắm bắt tiến độ của công trình, hạng mục đang theo dõi có vấn đề gì hay không mà không nhất thiết phải đến tận nơi.

Tham khảo thêm tại sao nên sử dụng bộ thiết bị Auto Timelapse tại các công trình xây dựng. ( )

Các vị trí đặt góc chụp timelapse cho công trình xây dựng

Vị trí đặt góc chụp timelapse sẽ quyết định đến góc nhìn công trình xuất hiện trong video timelapse sau này. Trong quá trình chụp, máy sẽ không di chuyển dù chỉ là 1mm, bởi chỉ cần di chuyển máy một chút thôi sẽ ảnh hưởng đến độ mượt mà của video timelapse sau này. Chính vì vậy, ngay từ ban đầu nên thống nhất và cố định máy tại một vị trí đẹp và phù hợp với mục đích, ý đồ của chủ đầu tư hay tổng thầu. 

Thường khi lắp đặt máy, các chủ đầu tư/tổng thầu có 3 lựa chọn cho vị trí đặt máy tùy vào ngân sách, mục đích lắp đặt máy.

Góc toàn cảnh

Góc toàn cảnh cung cấp cái nhìn bao quát về công trình

Góc toàn cảnh là góc mà bộ thiết bị sẽ được đặt ở cách xa khu vực công trình khoảng 50 – 100 mét. Góc chụp này có thể bao quát được toàn bộ khu vực gồm công trình đang thi công, cung cấp cái nhìn tổng thể. Góc toàn cảnh đòi hỏi phải lắp ở một ví trí cao hơn so với công trình. Khi lắp máy, công tác chuẩn bị khá kỳ công và cần đảm bảo an toàn lao động cao. 

Khi lắp đặt góc chụp này, chúng ta có thể tận dụng những tòa nhà có độ cao cao hơn công trình cần theo dõi để đặt máy. Trong trường hợp không có địa điểm tận dụng, việc dựng cột sẽ là phương án tối ưu nhất. Công tác dựng cột cần chuẩn bị cột dựng (cột dạng tròn hoặc cột tam giác), độ cao sẽ tùy thuộc vào công trình cần theo dõi. 

Góc cận cảnh

Góc cận cảnh thường sẽ đặt đối diện mặt tiền của công trình hoặc góc chéo 45 độ so với hướng chính diện công trình. 

Một ví dụ điển hình của góc cận 

Góc đặt máy hướng lên

Góc đặt máy hướng lên cung cấp cái nhìn cận cảnh từ dưới hướng lên, cho người xem thấy sự kì vĩ to lớn của công trình qua thời gian. Góc đặt máy này có ưu điểm là tiết kiệm công sức lắp đặt và công tác chuẩn bị sẽ nhanh chóng, không đòi hỏi quá nhiều về vật dụng dựng cột. Chính vì thế góc chụp này sẽ có ngân sách tiết kiệm hơn so với các góc khác.

Thiết bị lấy năng lượng ở đâu để vận hành?

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc: một bộ thiết bị phải lắp đặt ở những vị trí ngoài trời có độ cao tương đối thì nguồn cung cấp năng lượng là gì? Việc nối dây điện đối với những vị trí cao ngoài trời dường như là bất khả thi bởi tính an toàn và có liên quan đến công tác an ninh.

Vậy Auto Timelapse sử dụng nguồn năng lượng từ đâu ?

Câu trả lời là Auto Timelapse sử dụng tấm pin năng lượng điện gió và mặt trời được đặt ngay cạnh máy quay chụp timelapse. Việc sử dụng năng lượng tái tạo góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí, thân thiện với người dùng. Vậy những hôm không có nắng và cũng ít gió thì năng lượng cung cấp cho Auto Timelapse là gì? Bên cạnh tấm pin năng lượng điện gió và mặt trời, Auto Timelaspe còn một bộ nguồn dự trữ có thể nuôi máy đến 7 ngày. Chính vì thế, mọi hoạt động quay chụp của bộ thiết bị sẽ được đảm bảo cao nhất. 

time lapse
Tấm pin năng lượng điện gió và mặt trời: màu đen bên phải

Quá trình lắp đặt thiết bị tại các công trình 

Quá trình lắp đặt thiết bị quay chụp bắt đầu từ lúc chuẩn bị máy móc: lắp mạch điện tử, lắp máy ảnh và các dụng cụ cung cấp năng lượng. Đội ngũ lắp đặt cần có sức khỏe tốt, tính kiên trì và giao tiếp tốt để có thể nói chuyện, trao đổi với đối tác, thống nhất các góc lắp đặt tại đâu, phương hướng lắp đặt như thế nào,…

Thời gian thi công một công trình xây dựng không phải ngắn, có những công trình thi công tới hàng năm, hàng tháng. Vì vậy những rủi ro về các yếu tố ngoại cảnh là không thể tránh khỏi: thời tiết khí hậu (trời mưa dẫn đến chất lượng ảnh không cao), động vật bay trên trời (chim chóc có thể làm hư hỏng thiết bị),… Những yếu tố ngoại cảnh tác động không nhỏ đến chất lượng video, độ đẹp của khung hình và gây khó khăn cho đội ngũ xử lý hậu kỳ.

time lapse
Tận dụng tòa nhà đối diện công trình để đặt máy tiết kiệm chi phí lắp đặt

Khi công trình đã hoàn thiện thi công cũng là lúc tháo gỡ thiết bị quay chụp timelapse và đội ngũ xử lý hậu kỳ edit video sẽ đóng vai trò cung cấp các thước phim timelapse cuối cùng cho khách hàng. Những khó khăn trong quá trình xử lý: chống rung, chống nháy,… sẽ khó khắc phục nhất khi máy bị bất ngờ di chuyển vị trí, động vật trên trời tác động,…

Dịch vụ Auto Timelapse – theo dõi tiến độ thi công công trình xây dựng chuyên nghiệp uy tín trên toàn quốc

Auto Timelapse là đơn vị chuyên về kỹ thuật quay chụp timelapse, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, được nhiều chủ đầu tư, tổng thầu trên cả nước tín nhiệm: Sun Group, Lotte, Giza, GMP Groups, Thắng Lợi Groups,… 

Một số dự án tiêu biểu Auto Timelapse đã thực hiện:

  • Khách sạn De La Coupole Sapa, MGallery by Sofitel – Sapa – Lào Cai
  • Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn – Quảng Ninh
  • Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội 
  • Điện gió Phong Huy – Phong Nguyên – Liên Lập – Quảng Trị
  • Cầu Hôn Phú Quốc – Sun Group
  • ….

Bạn đọc quan tâm đến dịch vụ Auto Timelapse vui lòng liên hệ số điện thoại (+84) 886.885.808 hoặc gửi thư trực tiếp về địa chỉ email autotimelapsevn@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp về dịch vụ.

Autotimelapse - Giải pháp cập nhật tiến độ xây dựng công trình

Hotline: (+84)886885808 – (+84)888985808

Địa chỉ: Tòa nhà D8, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam

Email: autotimelapsevn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgRFxKxd2vt5gn_mbS1sJgA

call
zalo
zalo
FB